Hỏi: Vào những ngày Đại Lễ của Phật giáo như Phật Đản, Vu lan, con thường thấy một vài Phật tử mua chim hay bồ câu để phóng sanh. Nhưng họ mua không thả liền, mà họ đem vô chùa để nhốt chờ quý thầy làm lễ rồi mới thả. Có khi thầy bận việc, không làm lễ liền phải nhốt chúng trong lồng có khi qua cả đêm đến sáng hôm sau, đợi đến lúc thầy rảnh mới làm lễ thả, hoặc có khi phải chờ đến giờ hành lễ chánh thức (trường hợp như lễ Phật Đản) mới phóng sanh. Xin hỏi: phóng sanh như thế có đúng với ý nghĩa phóng sanh hay không? Và người mua vật để phóng sanh như thế có phước đức nhiều không ?
Đáp: Điều nầy, nếu xét kỹ, ta thấy không đúng với ý nghĩa phóng sanh cho lắm. Thật ra, đúng nghĩa phóng sanh là sau khi mua con vật phải thả ngay. Động cơ phóng sanh là gì? Phải chăng tất cả đều do lòng từ bi mà ra. Vì lòng từ bi, nên thương xót con vật nào đó đang bị đau khổ kêu la cầu cứu. Chúng ta vì thương chúng không nở nhìn thấy chúng phải chết một cách đau thương, nên người Phật tử động lòng trắc ẩn từ bi mà bỏ tiền ra để mua chúng. Nhưng sau khi mua xong, thì tức tốc phải thả chúng ra ngay, để chúng được tự do thoải mái.
Người xưa nói: “Nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại.” Nghĩa là: một ngày bị nhốt trong lao tù, bằng một ngàn năm sống được tự do ở bên ngoài. Như thế, thì mới đúng với ý nghĩa phóng sanh. Và như thế, mới thực sự có phước và mới thực sự là thể hiện đúng với lòng từ bi Phật dạy.
Ngược lại, đằng nầy không thế. Mua rồi phải đem vô chùa chờ thầy làm lễ mới phóng thích. Gặp lúc thầy bận việc, không quan tâm tới, thế là những con vật bất hạnh kia phải kêu la, chen lấn đạp nhau trong lồng, thật là đau khổ. Nếu chúng nói được, thì chúng sẽ cất cao giọng mà nói to lên rằng: “Xin mọi người hãy thương xót chúng tôi mà giùm ơn thả chúng tôi ra ngay, chớ đợi tới giờ mới làm lễ rồi khi làm lễ, thầy lại kéo dài giọng tụng ê a nữa, như thế chắc là chúng tôi phải chết mất đi thôi! Thà rằng hãy để cho người ta bắt chúng tôi mà họ làm thịt xơi chúng tôi đi, thì chúng tôi khỏi phải kéo dài sự đau khổ lê thê như thế nầy! Chớ các người ra ơn tế độ chúng tôi cái kiểu nầy, thì thật là tội nghiệp cho chúng tôi quá!”
Lời kêu than của chúng thật là hữu lý. Sự thật là như thế. Có khi chờ thầy làm lễ xong, có con thì chết, có con thì què quặt bay đi không nổi... Như vậy, thì lại càng thêm tội chớ nào có phước đâu! Thử hỏi chúng ta làm lễ để ai chứng minh? Phật hay Bồ Tát? Hay chư Tôn Đức Tăng Ni? Chắc chắn Phật và Bồ Tát không thể chứng minh kéo dài sự đau khổ của chúng sanh như thế nầy rồi! Chư Tôn Đức Tăng Ni ư? Những vị nầy đầy lòng từ bi cũng không thể nào nhẫn tâm nhìn thấy cảnh tượng đau thương kêu la thảm thiết chúng bị nhốt lâu như thế!
Tóm lại, cũng một việc làm, mới nhìn thì thấy như là có phước lắm, nhưng nếu không khéo, thì trở thành mang tội. Thế thì phóng sanh như thế, chẳng những không đúng ý nghĩa của việc phóng sanh mà nó còn không được phước như ý mình muốn. Vì vậy, mong rằng người Phật tử khi có hảo tâm muốn mãi vật phóng sanh, thì nên lưu tâm hơn về việc làm nầy.
Người xưa nói: “Nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại.” Nghĩa là: một ngày bị nhốt trong lao tù, bằng một ngàn năm sống được tự do ở bên ngoài. Như thế, thì mới đúng với ý nghĩa phóng sanh. Và như thế, mới thực sự có phước và mới thực sự là thể hiện đúng với lòng từ bi Phật dạy.
Ngược lại, đằng nầy không thế. Mua rồi phải đem vô chùa chờ thầy làm lễ mới phóng thích. Gặp lúc thầy bận việc, không quan tâm tới, thế là những con vật bất hạnh kia phải kêu la, chen lấn đạp nhau trong lồng, thật là đau khổ. Nếu chúng nói được, thì chúng sẽ cất cao giọng mà nói to lên rằng: “Xin mọi người hãy thương xót chúng tôi mà giùm ơn thả chúng tôi ra ngay, chớ đợi tới giờ mới làm lễ rồi khi làm lễ, thầy lại kéo dài giọng tụng ê a nữa, như thế chắc là chúng tôi phải chết mất đi thôi! Thà rằng hãy để cho người ta bắt chúng tôi mà họ làm thịt xơi chúng tôi đi, thì chúng tôi khỏi phải kéo dài sự đau khổ lê thê như thế nầy! Chớ các người ra ơn tế độ chúng tôi cái kiểu nầy, thì thật là tội nghiệp cho chúng tôi quá!”
Lời kêu than của chúng thật là hữu lý. Sự thật là như thế. Có khi chờ thầy làm lễ xong, có con thì chết, có con thì què quặt bay đi không nổi... Như vậy, thì lại càng thêm tội chớ nào có phước đâu! Thử hỏi chúng ta làm lễ để ai chứng minh? Phật hay Bồ Tát? Hay chư Tôn Đức Tăng Ni? Chắc chắn Phật và Bồ Tát không thể chứng minh kéo dài sự đau khổ của chúng sanh như thế nầy rồi! Chư Tôn Đức Tăng Ni ư? Những vị nầy đầy lòng từ bi cũng không thể nào nhẫn tâm nhìn thấy cảnh tượng đau thương kêu la thảm thiết chúng bị nhốt lâu như thế!
Tóm lại, cũng một việc làm, mới nhìn thì thấy như là có phước lắm, nhưng nếu không khéo, thì trở thành mang tội. Thế thì phóng sanh như thế, chẳng những không đúng ý nghĩa của việc phóng sanh mà nó còn không được phước như ý mình muốn. Vì vậy, mong rằng người Phật tử khi có hảo tâm muốn mãi vật phóng sanh, thì nên lưu tâm hơn về việc làm nầy.
EmoticonEmoticon